6 loại hình phiên dịch phổ biến hiện nay

3/5 - (1 vote)

Phiên dịch là một hình thức dịch bằng lời nói hoặc bằng hành động cử chỉ, xuất hiện trong giao tiếp các ngôn ngữ khác nhau theo cách trực tiếp. Đây là quá trình một người lặp lại những gì đối phương nói bằng một ngôn ngữ khác. Phiên dịch có nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào bối cảnh và nhu cầu của tình huống. Dưới đây là sơ lược về 6 hình thức phiên dịch chính (song song, nối tiếp, hộ tống/ đi du lịch, thì thầm, điện thoại, điện thoại theo yêu cầu).

Top 6 Loại Hình Phiên Dịch Phổ Biến Hiện Nay

1. Phiên dịch song song (Simultaneous Interpreting)

Trong phiên dịch song song, thông dịch viên phải dịch câu đó sang ngôn ngữ đích đồng thời phải nghe và hiểu câu tiếp theo. Nói một cách chính xác, “đồng thời” là một từ chưa hẳn chính xác: bởi người phiên dịch không thể bắt đầu phiên dịch cho đến khi họ hiểu được toàn bộ ý nghĩa của câu.

Dịch song song là quá trình xử lý và ghi nhớ các từ mà người nói ngôn ngữ nguồn đang nói, đồng thời nói ra bằng ngôn ngữ đích các từ mà người nói đã nói 5-10 giây trước. Mục tiêu của thông dịch song song không phải là diễn giải lại thông tin theo cách khác, mà là truyền đạt chính xác câu nói của đối phương.

Phiên dịch song song được sử dụng cho các cuộc họp lớn, hội nghị hoặc triển lãm thương mại (Hình thức phiên dịch này tương tự như phiên dịch của Liên hợp quốc). Thông thường, khi thực hiện hình thức phiên dịch này, thông dịch viên ngồi trong buồng đeo tai nghe và nói vào micro.

Người phiên dịch phải là người dứt khoát; bởi thời gian rất hạn chế và không cho phép biên dịch viên có thời gian để cân nhắc chọn từ ngữ phù hợp với bản dịch nguồn. Nếu mà chậm trễ, dù chỉ vài giây, biên dịch viên sẽ bỏ lỡ một số phần sau của cuộc trao đổi.

2. Dịch đuổi hay còn dịch nối tiếp (Consecutive Interpreting)

Trong quá trình phiên dịch nối tiếp, người nói sẽ dừng lại sau mỗi 1-5 phút (thường là ở cuối mỗi “đoạn văn” hoặc toàn bộ suy nghĩ) và sau đó thông dịch viên sẽ bước vào để chuyển những gì đã nói sang ngôn ngữ đích.

Phiên dịch nối tiếp có thể được sử dụng cho các cuộc họp kinh doanh quy mô nhỏ hoặc tại tòa án với tư cách nhân chứng. Đây là kiểu phiên dịch qua lại, với sự xen kẽ của nhiều ngôn ngữ thay phiên nhau được nói và được thông dịch.

Một kỹ năng quan trọng liên quan đến việc phiên dịch nối tiếp là ghi chú, vì rất ít người có thể ghi nhớ toàn bộ đoạn văn trong một lần nghe mà không bị bỏ lỡ chi tiết nào, nên việc ghi chú nhanh là vô cùng cần thiết.

3. Thông dịch viên hộ tống/ du lịch (Escort/Travel Interpreting)

Thông dịch viên hộ tống/ du lịch có thể hoạt động gần như một trợ lý, hỗ trợ khách hàng trong khi họ đang di chuyển trong các chuyến đi (công tác). Những thông dịch viên này cũng có thể đi cùng khách hàng đến một số cuộc họp.

Những người phiên dịch hộ tống/ du lịch này không chỉ là thông dịch viên, mà thường đóng vai trò kết nối văn hóa, chịu trách nhiệm về mọi thứ từ đặt đồ ăn đến chốt các thương vụ kinh doanh trị giá hàng triệu đô la.

4. Phiên dịch thầm (Whisper Interpreting)

Phiên dịch thầm tương tự như dịch song song nhưng thông dịch viên không sử dụng tai nghe hoặc micrô, mà thông dịch viên ngồi bên cạnh người (hoặc nhóm người) yêu cầu phiên dịch và thì thầm hoặc nói nhẹ nhàng đủ để có thể nghe thấy.

Phương thức dịch này thường được sử dụng cho một cuộc họp kinh doanh mà chỉ một người yêu cầu phiên dịch, hoặc trong phòng xử án nơi một người nào đó yêu cầu người phiên dịch ngồi ở phía sau để dịch cho họ hiểu những gì đang được nói đến.

5. Phiên dịch qua điện thoại (Scheduled Telephone Interpreting)

Phiên dịch qua điện thoại bao gồm cả 2 hình thức là phiên dịch song song và phiên dịch nối tiếp. Hình thức thông dịch này được thực hiện trong một cuộc hẹn đã định mà thông dịch viên không gặp trực tiếp cả hai bên, nhưng thực hiện thông dịch qua điện thoại.

Những người tham gia cuộc gọi sẽ chỉ nghe thấy giọng nói của thông dịch viên, phiên dịch qua điện thoại có thể được thực hiện ở cả hình thức song song và nối tiếp.

Nếu người phiên dịch không nhìn thấy người nói và không hiểu rõ ngữ cảnh mà người nói đang đề cập đến thì độ chính xác của phiên dịch song song qua điện thoại có thể thấp hơn so với phiên dịch nối tiếp qua điện thoại. Vì vậy, hầu như thông dịch qua điện thoại đều được tiến hành dưới hình thức phiên dịch nối tiếp.

6. Phiên dịch theo yêu cầu qua điện thoại (On-Demand Phone Interpreting)

Phiên dịch qua điện thoại theo yêu cầu dành cho các cá nhân hoặc tổ chức cần giao tiếp ngay lập tức mà gặp phải các rào cản ngôn ngữ. Hình thức thông dịch này được thực hiện khi một bên gọi một dịch vụ, chọn cặp ngôn ngữ cần thiết và được kết nối với một thông dịch viên. Sau đó, thông dịch viên tham gia vào đường dây và dịch cuộc trò chuyện.

Thông dịch qua điện thoại theo yêu cầu thường được cung cấp bởi các trung tâm dịch vụ khách hàng và các công ty, tổ chức, hiệu thuốc, tổ chức y tế và pháp lý, dịch vụ này phần lớn tương tác với những người có trình độ tiếng Anh hạn chế (LEP) và yêu cầu thông dịch theo yêu cầu.

Lợi ích của phiên dịch qua điện thoại theo yêu cầu là việc tìm thông dịch viên chỉ trong vòng vài phút. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là thông dịch viên đang tham gia cuộc trò chuyện một cách đột ngột và có thể họ không nắm đủ thông tin để phiên dịch chính xác.

Vậy làm thế nào để tìm kiếm phiên dịch viên

Dù bạn cần loại hình phiên dịch nào, điều quan trọng nhất là khi lựa chọn một phiên dịch viên, kiến thức chuyên môn về vấn đề cũng quan trọng không kém kinh nghiệm phiên dịch. Người phiên dịch phải có khả năng nghe cực kỳ xuất sắc. Ngoài ra, phiên dịch viên phải có kỹ năng nói trước đám đông và linh hoạt trong việc dịch thuật ngay lập tức.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Free Quote
0975 637 763